Sửa chữa đèn LED - Các vấn đề về nguồn điện

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm đèn led và hầu hết trong đó yêu cầu cung cấp nguồn vào điện áp thấp, còn được gọi là một biến áp led hoặc driver. Đây là bộ phận rất quan trọng và có sự khác biệt ở các sản phẩm. Nguồn điện mà đèn led yêu cầu cũng có những hạn chế nhất định và rất khó để bạn biết có đang sử dụng loại đèn tương thích với nguồn. 

Nếu bạn đang gặp vấn đề với nguồn điện đèn led của mình, hãy đọc qua hướng dẫn này để xem một số kỹ thuật khắc phục các sự cố đèn led phổ biến. Lưu ý rằng sử dụng nguồn cung cấp 24VDC với đèn led 12VDC sẽ không làm cho nó sáng gấp đôi, và ngược lại, làm như vậy sẽ gây hư hỏng và có nguy cơ bị cháy.

Bạn có sử dụng nguồn điện phù hợp không?

1.Xác định các thông số kỹ thuật về đèn led của bạn

thong so ki thuat den led

Nếu bạn đang có vấn đề với nguồn cung cấp năng lượng cho led, việc đầu tiên để khắc phục là xác định điện áp và các thông số kỹ thuật điện của sản phẩm. Có rất nhiều loại sản phẩm đèn led nên điều quan trọng là bạn phải biết chính xác các thông số này (giải thích vì sao chúng tôi không khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm LED không đống bộ vì không phải tất cả các chúng đều tương thích với nhau). Nếu không thể lấy thông tin từ nhà cung cấp thì bạn có thể tự tìm hiểu về sản phẩm. Thông thường có thể tìm thấy trên nhãn dán trên sản phẩm. Nếu xác đinh được điện áp của sản phẩm, bạn sẽ phải mua thiết bị đo. Nó cũng rất quan trọng để biết sản phẩm của bạn dùng nguồn điện áp Constant Voltage hay Constant Current.

2. Xác định các thông số kỹ thuật của nguồn điện

thong so ky thuat nguon dienKhi đã xác định được thông số kỹ thuật của đèn led. Bước tiếp theo hãy kiểm tra các thông số kỹ thuật của nguồn điện để đảm bảo rằng đầu vào và đầu ra của điện áp phù hợp với yêu cầu lắp đặt. Hầu hết các nguồn LED có ghi thông tin ở đâu đó trên sản phẩm. Nó hiển thị các giới hạn đầu vào (AC) và giới hạn đầu ra (DC), nếu điện áp DC (12VDC/8.5A), nghĩa là tải điện cực đại của nguồn điện khoảng 100W. 

Nguồn và đèn của bạn đã được lắp đặt chính xác chưa?

1. Hiểu biết về nguồn điện

Hãy kiểm tra xem nguồn cung cấp điện cho LED có được lắp đặt đúng cách. Thường nó phải  được lắp đặt trong khu vực thoáng, thông gió tốt để giải phóng nhiệt tạo ra trong khi sử dụng. Nếu bỏ qua những vấn đề này, nguồn cung cấp điện chắc chắn sẽ bị nóng theo thời gian. Nguồn có thể được lắp linh hoạt nhưng không nên gắn trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc những nơi ấm thấp. Nếu được lắp đặt ở ngoài trời, các nguồn cung cấp điện này phải luôn được đặt trong hộp chống mưa.

2. Kiểm tra lại đường dây nguồn

Kiểm tra việc nối dây cấp nguồn cho đèn LED của bạn là một điều quan trọng khi bạn đang khắc phục sự cố. Những thợ điện có tay nghề cao nhất cũng có thể mắc sai lầm cấp dây đơn giản. Hãy chắc chắn rằng dây nguồn LED của bạn được được cấp điện đúng cách.  Nếu bạn không chắc chắn sự phân cực của nguồn điện LED hãy sử dụng một máy đo.

3. Lựa chọn nguồn điện áp đầu vào thích hợp

Theo thông số kỹ thuật, hãy lựa chọn nguồn điện áp đầu vào thích hợp. Ví dụ 100-120VAC hoặc 200-240VAC, nếu nguồn đầu vào không được thiết lập đúng sẽ gây ra vấn đề với đầu ra nguồn điện của bạn và có thể gây ra thiệt hại.

Nếu vẫn không được, hãy sử dụng một đồng hồ đo điện vạn năng

1. Kiểm tra điện áp đầu vào AC

dong ho do dien van nangĐể kiểm tra điện áp đầu vào , trước hết bạn phải thiết lập thích hợp trên công tắc của đồng hồ và  đặt đầu đo vào khe đúng. Trên đồng hồ đo điện vạn năng, điện áp AC được đánh dấu màu đỏ. Như bạn thấy, có một lựa chọn 600 hoặc 200. Bạn sẽ  lựa chọn mức cao hơn điện áp bạn đang thử nghiệm. Ví dụ, nếu bạn đang kiểm tra cho nguồn 120VAC thì quay số đến 200. Nếu  thử nghiệm cho một điện áp cao hơn 200VAC bạn sẽ quay đến số 600.

Áp dụng kiểm tra nguồn điện áp đầu vào. Cẩn thận không chạm vào bất kỳ dây dẫn điện nào. Không đụng vào kim loại, các đồ đạc dẫn điện có thể tiếp đất. Giữ cơ thể cách khỏi mặt đất bằng cách sử dụng quần áo khô, giày cao su, thảm cao su, hoặc bất kỳ vật liệu cách điện nào được chấp thuận. Không bao giờ chạm vào dây điện, dây nối hoặc dây dẫn khi có sự cố. Luôn luôn kiểm tra thiết bị đo điện của bạn trước khi sử dụng.
doc dien ap

Nếu mọi thứ được thực hiện đúng, bạn sẽ nhận được một điện áp trên màn hình của thiết bị đo điện vạn năng. Ví dụ, nếu nguồn điện đầu vào của bạn khoảng 120V,  trên màn hình đọc được 118.9V, điện áp thực tế thấp hơn khoảng 2 đơn vị là có thể chấp nhận được.

2. Đo điện áp đầu ra DC

Để kiểm tra điện áp đầu ra, trước hết bạn phải thiết lập thích hợp trên công tắc của đồng hồ và  đặt đầu đo vào khe đúng. Trên đồng hồ đo điện vạn năng, điện áp DC được đánh dấu màu đen. Như bạn thấy, có một lựa chọn 200, 20 hoặc 2. Bạn sẽ  lựa chọn mức cao hơn điện áp bạn đang thử nghiệm. Ví dụ, nếu bạn đang thử nghiệm cho nguồn 12VDC thì quay số đến 20. Nếu  thử nghiệm cho một điện áp cao hơn 20VDC bạn sẽ quay đến số 200.
 
Quy trình đo còn lại tương tự như khi đo điện áp đầu vào. 

Bài viết cùng chủ đề