[Phần 2] Sử dụng ánh sáng tia UV để tiêu diệt virus Corona

 
Ở Phần 1 chúng tôi đã chỉ ra các tác dụng của ánh sáng tia cực tím trong khử trùng, diệt khuẩn. Trong bài viết này SUNKY tiếp tục thông tin chi tiết về việc ánh sáng tia cực tím có thể được sử dụng để khử trùng mặt nạ N95 và các thiết bị bảo hộ cá nhân y tế PPE trước sự tấn công của virus corona. 
 

Quy trình khử trùng PPE bằng ánh sáng tia cực tím UV


 
su-dung-den-tia-uv-diet-virus-corona
 
Đại dịch covid 19 kéo dài ở nhiều nước Âu-Mỹ đã dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng các thiết bị bảo hộ y tế và khẩu trang N95. Điều đó đã buộc các nhân viên y tế phải sử dụng lại các thiết bị bảo hộ và khử trùng là chúng là cách duy nhất để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Như chúng tôi đã nói ở bài trước, bức xạ từ ánh sáng tia UV-C sẽ phá vỡ DNA và RNA để ngăn chặn virus. Quy trình khử trùng này bao gồm các bước cụ thể sau:
+ Đèn chiếu tia UV-C được bố trí tại căn phòng chuyên biệt. Đèn vận hành nhờ điều khiển từ xa để con người không phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tia cực tím. 
+ Bố trí bàn đặt khẩu trang N95 và các thiết bị bảo hộ y tế. Vị trí này sẽ được ánh sáng UV-C chiếu trực tiếp vào.
+ Quy trình khử trùng sẽ mất từ 30 phút đến 2h tùy thuộc vào thiết bị và khoảng cách giữa ánh sáng với vật dụng cần khử trùng. 
Một số lưu ý trong và sau khi khử trùng thiết bị PPE bằng ánh sáng tia cực tím:
+ Sau khi khử trùng, tất cả thiết bị PPE đều phải được bọc trong túi chuyên dụng để phân phối trở lại cho nhân viên y tế sử dụng. 
+ Cả hai mặt của thiết bị PPF cũng như N95 đều phải được khử trùng dưới ánh sáng UV.
+ Khi khử trùng các vật dụng nên đặt chúng tách biệt với nhau, tránh việc đặt chồng lên nhau hoặc sát nhau. 
 

Mất bao lâu để khử trùng bề mặt các thiết bị y tế bằng ánh sáng UV-C? Và chúng sẽ có hiệu quả trong bao lâu?


 
Việc khử trùng tùy thuộc vào chất liệu của thiết bị và vật dụng cần khử trùng sẽ có thời gian tương ứng. Trung bình việc khử khuẩn bằng ánh sáng UV-C sẽ diễn ra trong vòng vài phút đến vài giờ. 
Thiết bị và vật dụng y tế sau khi khử trùng sẽ có hiệu quả trong bao lâu? Việc khử khuẩn sẽ có hiệu quả cho đến khi thiết bị đó tiếp tục được sử dụng trong môi trường y tế. Trong tình trạng dịch bệnh covid vẫn đang diễn biến phức tạp tại Âu - Mỹ thì việc khử trùng thiết bị PPE và N95 hàng ngày là điều kiện lý tưởng nhất. 
 

Phân biệt giữa tiệt khuẩn, khử khuẩn và khử khuẩn ở mức độ cao


 
Sử dụng ánh sáng tia cực tím để khử trùng được phân thành nhiều cấp độ khác nhau. Phải phân biệt giữa các khái niệm tiệt khuẩn, khử khuẩn và khử khuẩn ở mức độ cao. Cụ thể:
+ Tiệt khuẩn là việc tiêu diệt và loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống, bao gồm cả bào tử của vi khuẩn.
+ Khử khuẩn là quá trình loại bỏ hết các vi sinh vật gây bệnh trên bề mặt vật dụng nhưng không diệt được bào tử vi khuẩn.
+ Khử nhiễm: là quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học để loại bỏ chất hữu cơ và giảm số lượng vi khuẩn trên các thiết bị y tế để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và trước khi thải bỏ ra môi trường. 
(Decontamination): là một quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi khuẩn gây bệnh có trên các DC để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ.
Ánh sáng tia cực tím UV-C là một trong những “chiến binh” tham gia trực tiếp vào quá trình chống lại dịch bệnh covid đang lan rộng ở nhiều quốc gia. Ở những bài viết sau denledsang sẽ tiếp tục cung cấp thông tin về việc ứng dụng chiếu sáng tia cực tím vào đời sống con người.