Những điều cần biết khi lắp đặt đèn chiếu sáng cho nhà ở

Những điều cần biết trước khi lắp đặt chiếu đèn chiếu sáng cho nhà ở

Ánh sáng đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất của bất kỳ không gian nào. Không có một chuẩn mực cụ thể cho một bản thiết kế ánh sáng chất lượng, tuy nhiên khi bạn bước chân vào một căn phòng được chiếu sáng phù hợp và hiệu quả chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được sự thư giãn, thoải mái. Ngược lại, ánh sáng quá nhiều hoặc quá ít trong không gian sẽ khiến đôi mắt của bạn lập tức cảm thấy khó chịu. Vậy trước khi cần lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cho nhà ở thì cần chú ý những điều gì để có được ánh sáng phù hợp, hiệu quả cho không gian?

1, Chọn kiểu đèn chiếu sáng phù hợp

Chúng ta thường bắt gặp những sai lầm như thế này trong chiếu sáng nhà ở: tuýp led lắp cho hành lang, led âm trần lắp trong phòng tắm, bóng led bulb loại nhỏ lắp cho phòng khách. Mỗi loại đèn led đều có chức năng chiếu sáng khác nhau, tương ứng với chức năng đó là kiểu dáng, kích thước phù hợp với không gian lắp đặt. Người dùng hãy chủ động xem xét và lựa chọn loại đèn phù hợp với vị trí sử dụng trước khi quyết định nên mua đèn led ở đâu.
 
Dưới đây là một số gợi ý của Denledsang.vn cho kiểu đèn chiếu sáng tương ứng với không gian lắp đặt trong các hộ gia đình.
 
bang so sanh cach loai den led
 
Nhiều trường hợp yêu cầu sự phối hợp nhiều đèn chiếu sáng khác nhau trong cùng một không gian, ví dụ: Với phòng khách trần thạch cao gia chủ sẽ có ít nhất 3 lựa chọn chiếu sáng sau: Lắp đặt các mắt led downlight âm trần; lắp đèn led âm trần phối hợp với led dây chiếu sáng hắt trần; lắp đặt tuýp led hắt trần với đèn led chiếu điểm spotlight cho các trang trí nội thất cần nổi bật.

2. Watts và Lumens (độ sáng)

Cách đây một thập kỷ, lựa chọn chiếu sáng của người tiêu dùng Việt phổ biến vẫn là các dòng đèn sợi đốt, đèn tuýp huỳnh quang, đèn compact - độ sáng của các loại đèn này đều được đo bằng đơn vị Watts. Sau khi đèn led tiết kiệm năng lượng ra đời, sản lượng ánh sáng đã được đo bằng một đơn vị khác là Lumen, số lumens càng cao thì ánh sáng càng mạnh.
 
Bảng so sánh sản lượng watts và lumens tương đương dưới đây sẽ giúp người dùng lựa chọn đèn có độ sáng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
 
bang so sanh lumen và watt cua cac loai den
 
Cũng theo một hướng dẫn khác từ các chuyên gia thiết kế nội thất, thì bóng đèn với 400 lumens sẽ phù hợp cho một phòng ngủ đơn, còn với một phòng khách lớn thì bóng đèn được chọn nên có lumens từ 1.500-3000. Tất nhiên khi tính toán số lượng đèn cần có cho một không gian thì người dùng cũng cần áp dụng công thức chuẩn hoặc tham khảo từ nhà cung cấp đèn.

3, Nhiệt độ màu (Kelvin)

Nhiệt độ màu là tên gọi khác của màu sắc ánh sáng. Trên thực tế khi bước chân vào một căn phòng chúng ta cảm thấy ánh sáng ở đó rất ấm áp, mát mẻ hay lạnh giá tất cả đều phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng của bóng đèn lắp ở không gian đó. Trên bao bì đèn led chiếu sáng, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thông số kỹ thuật độ K - đây thông số biểu thị màu của ánh sáng mà đèn đó phát ra.
 
Bảng nhiệt độ màu phổ biến, hiệu ứng tâm trạng tương ứng và không gian được khuyến khích nên sử dụng.

bang so sanh nhiet do mau
 

4, Chỉ số hiển thị màu (CRI)

CRI là viết tắt của chỉ số hiển thị màu, cụ thể đây là thước đo khả năng thể hiện chính xác các màu sắc khác nhau của một nguồn sáng. Nói một cách đơn giản, bạn muốn chắc chắn rằng dưới ánh sáng đèn mọi vật đều trông sống động và chân thật đúng với màu sắc của chúng thì chỉ số CRI là điều không thể bỏ qua.
CRI có tỷ lệ từ 0 đến 100, trong đó các đèn chiếu sáng có CRI từ 85-90 được xem là tốt nhất nên được sử dụng. CRI trung bình của đèn led là từ 80-85, thấp hơn so với đèn sợi đốt hay đèn halogen (chúng có CRI lên đến 90).
 
chi so ket xuat mau
 
Trên đây là 4 lưu ý cơ bản nhất cần phải xem xét trước khi mua đèn chiếu sáng cho nhà ở. Tùy thuộc vào các yêu cầu của không gian lắp đặt và sở thích mà người tiêu dùng chọn loại đèn phù hợp.

Bài viết liên quan