Hướng dẫn lập kế hoạch chiếu sáng cho nhà ở

Lập kế hoạch chiếu sáng cho nhà ở là vấn đề rất ít gia đình quan tâm. Phần lớn người tiêu dùng chỉ chọn một loại đèn và lắp đặt nó ở mọi phòng mà không tính đến số lượng và vị trí. Cách làm này dễ dẫn đến nhiều vấn đề như thiếu ánh sáng cho các hoạt động của gia đình hoặc thừa ánh sáng lãng phí điện do sử dụng quá nhiều đèn. Đèn led sunky khuyên quý khách hàng của mình nên lập kế hoạch chiếu sáng theo các bước trong bài viết dưới đây.

Xác định tầm quan trọng của ánh sáng

Điều đầu tiên chúng tôi muốn người tiêu dùng hãy ý thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của ánh sáng. Đèn chiếu sáng đã đi một hành trình dài trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ bóng đèn sợi đốt đầu tiên của nhà bác học Edison đến đèn chiếu sáng công nghệ led tiết kiệm năng lượng như ngày nay. Ánh sáng là một phần không thể thiếu trong thiết kế nội thất. Nó không chỉ tăng cường tính thẩm mỹ cho không gian mà còn phục vụ mọi hoạt động sinh hoạt của con người.

Một hệ thống chiếu sáng phù hợp sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực. Ánh sáng tốt tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, tâm trạng của con người. Ngược lại ánh sáng kém có thể khiến bạn thấy không thoải mái, tâm trạng bức bối và khó làm việc/ nghỉ ngơi hiệu quả và thoải mái.
 

ke hoach chieu sang cho phong khach

Tạo một kế hoạch chiếu sáng hoàn hảo

Khi lên một kế hoạch chiếu sáng cho nhà ở, điều quan trọng nhất là đánh giá không gian một cách chính xác. Có 3 bước quan trọng để thực hiện:

1. Lên kế hoạch mục tiêu cho từng căn phòng cần chiếu sáng:

Ở bước này bạn cần trả lời những câu hỏi:

+ Cơ sở vật chất của nhà bạn đang ở trong tình trạng nào? (nhà phố hay căn hộ chung cư, nhà mới hay nhà đã cũ…)
+ Trần và tường nhà trong điều kiện ra sao?  Các ổ cắm điện được bố trí như thế nào?
+ Chức năng của mỗi căn phòng hiện nay bạn khai thác nhiều nhất là gì? Bạn mong muốn có được ánh sáng như thế nào trong các không gian này?
+ Bạn thích ánh sáng từ loại đèn nào? đèn chùm, đèn tuýp hay đèn downlight?

Trả lời được những câu hỏi này tức là bạn đã liệt kê được những thay đổi bạn muốn thực hiện với hệ thống chiếu sáng gia đình mình.

2. Chọn các loại đèn chiếu sáng phù hợp với đặc thù kiến trúc mỗi căn phòng, mỗi vị trí

Trong tổng quan không gian gia đình, sẽ có các phòng chức năng như phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, phòng tắm. Đồng thời cũng có một số vị trí đặc thù như ban công, nhà kho, cầu thang, hành lang phòng. Mỗi vị trí này sẽ tương ứng với một loại đèn chiếu sáng phù hợp. Đèn âm trần thích hợp với phòng khách, phòng bếp hay phòng ngủ nhưng không thể lắp đặt cho nhà kho hay ban công. Đèn dây có thể thích hợp cho việc trang trí ban công hoặc hắt trần thạch cao nhưng không phù hợp với phòng tắm…

3. Ba loại chiếu sáng cơ bản cho từng căn phòng

Các nhà thiết kế ánh sáng đã phân loại 3 kiểu chiếu sáng cơ bản nhất cho từng không gian đó là: Chiếu sáng chung; chiếu sáng cho công việc và chiếu sáng điểm nhấn. Việc của bạn là xác định xem không gian nào thì cần những kiểu chiếu sáng nào. Ví dụ: phòng khách cần kiểu chiếu sáng chung/ tổng quát và chiếu sáng điểm nhấn để trang trí nội thất.
 

Phong bep voi kieu chieu sang cho cong viec

Lên kế hoạch chiếu sáng chi tiết cho từng căn phòng

Bước quan trọng kế tiếp sau khi bạn đã xác định được mục tiêu chiếu sáng chung và phân loại ánh sáng cho từng khu vực cụ thể:

  • Phòng khách gia đình: Đây là không gian có nhiều vật dụng nội thất nhất trong nhà, cũng là phòng sinh hoạt chung của gia đình. Chúng ta cần xác định có ít nhất 2 kiểu chiếu sáng cơ bản là chiếu sáng chung và chiếu sáng điểm nhấn. Chiếu sáng chung thường sẽ thích hợp với loại đèn ốp trần lắp ở trung tâm trần nhà hoặc các mắt đèn âm trần với khoảng cách đều đặn trên trần thạch cao. Chiếu sáng điểm ở đây được lắp đặt cho các vật dụng nội thất như: tủ trang trí, tivi, tranh treo tường… Ánh sáng xung quanh cho phòng khách được khuyến cáo nên có từ 1.500-3.000 lumen. Xem chi tiết hơn về chiếu sáng phòng khách tại đây

  • Phòng bếp/ phòng ăn gia đình: Đây là 2 không gian thường được gộp làm một trong không gian nhà Việt nói chung. Với phòng bếp, kiểu chiếu sáng công việc sẽ phù hợp hơn cả, vì đây là không gian diễn ra các hoạt động nấu nướng của các bà nội trợ. Với khu vực bàn ăn thì kiểu chiếu sáng điểm nhấn với đèn trang trí lại là lựa chọn chính xác nhất. Chiếu sáng xung quanh nhà bếp nên có từ 5.000-10.000 lumens, với ánh sáng công việc ở tủ bếp yêu cầu khoảng 450 lumens trong mỗi khu vực

  • Phòng ngủ: Đây là không gian của sự nghỉ ngơi, thư giãn chính vì vậy việc lựa chọn ánh sáng nào cho phòng ngủ rất cần sự nhạy cảm và tinh tế của người dùng. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì led dây và đèn âm trần là 2 lựa chọn thích hợp cho không gian phòng ngủ. Led dây lắp hắt trần với ánh sáng dịu nhẹ kết hợp với một vài mắt led downlight cho các vị trí tủ quần áo là đủ đầy ánh sáng cho phòng ngủ gia đình. Các gia đình cũng nên xác định: anh sáng xung quanh trong phòng ngủ chỉ nên có từ 2000 đến 4.000 lumen, với mức tối thiểu là 500 lumens cho đèn bàn/đèn ngủ, và 400 lumens cho đèn chiếu sáng tủ.

  • Phòng tắm: Có lẽ đây là không gian dễ dàng chọn đèn led lắp đặt hơn cả. Các nhà thiết kế cho rằng, phòng tắm gia đình có 2 vị trí cần đèn chiếu sáng đó là trần nhà tắm và gương nhà tắm. Với trần nhà tắm các gia chủ có thể lắp đặt đèn âm trần, còn với gương nhà tắm led dây là phù hợp nhất. Chiếu sáng phòng tắm cần có từ 4.000-8.000 lumens, với ánh sáng cho gương thì cần tối thiểu 1.700 lumen.

  • Ban công, cầu thang và hành lang: Thông thường các khu vực này hay bị bỏ qua nhất trong việc thiết kế ánh sáng nhà ở. Tuy nhiên đây lại là những vị trí điểm yếu cho sự an toàn của các thành viên vào ban đêm. lời khuyến là chiếu sáng tổng quan cho ban công, cầu thang nên có lumens từ 1.200-4.000 lumen; Ánh sáng hành lang nên là 1.200-2.500 lumen.

Chọn mua đèn led phù hợp

chon mua den led thong minh


Xác định được loại đèn cần dùng thì bước quan trọng tiếp theo là chọn mua đèn led chất lượng, phù hợp với nhu cầu của mỗi gia đình.

  • Học cách đọc các chỉ số: Công suất (Watt) là gì? Lumens là gì? CRI là gì? Nhiệt độ màu là gì? Những chỉ số này có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đèn? … Nắm vững các chỉ số này sẽ giúp bạn có được kiến thức nền tảng giúp ích không nhỏ cho việc chọn mua đèn.

  • Tiếp đó hãy tìm đến các địa chỉ phân phối đèn led chiếu sáng uy tín, chất lượng, có giá cả phải chăng để được tư vấn miễn phí về sản phẩm và mua hàng phù hợp với nhu cầu.

Tiến hành lắp đặt hệ thống chiếu sáng

lap dat den led chuyen nghiep


Người tiêu dùng nên thuê thợ điện chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hệ thống chiếu sáng. Việc cân nhắc chi phí cũng cần thiết trong trường hợp này. Ngoài ra một số nhà phân phối cũng cung cấp cả dịch vụ lắp đặt đèn, quý khách hàng có thể tham khảo review từ những người đã dùng và đưa ra quyết định phù hợp. Tránh trường hợp tự ý lắp đặt đèn có thể gây nguy hiểm và không đảm bảo chất lượng đèn được khai thác tối ưu.

SUNKY